Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
"Tôi yêu màu xanh của thiên nhiên, nơi chúng ta cảm thấy thật sự dễ chịu và thư thái không còn cảm giác căng thẳng hay mệt mỏi nữa."

Thứ Sáu, 14 tháng 6, 2024

Chiêm ngưỡng 7 nhà thờ có kiến trúc đẹp nhất Việt Nam

 Chiêm ngưỡng nhà thờ có kiến trúc đẹp nhất Việt Nam


Nhà thờ không chỉ là biểu tượng của tôn giáo mà còn là điểm tham quan hấp dẫn của nhiều du khách. Ở Việt Nam, có rất nhiều nhà thờ lộng lẫy với thiết kế độc đáo nằm rải rác từ Bắc chí Nam. Sau đây là danh sách 9 Nhà thờ đẹp nhất Việt Nam. Cùng chiêm ngưỡng nhé!

Nhà thờ gỗ 100 tuổi thuộc Giáo phận Kontum

Nhà thờ gỗ 100 tuổi thuộc Giáo phận Kontum


1a Domaine de Marie là địa điểm check in yêu thích của bạn trẻ

01. Nhà thờ Domaine de Marie (Đà Lạt)

Nhà thờ Domaine de Marie còn được gọi với một cái tên khác là nhà thờ Vinh Sơn, là một trong những nhà thờ đẹp nhất Đà Lạt, thu hút hàng ngàn lượt du khách đến tham quan hàng năm. Tổng quan về kiến trúc của ngôi nhà khá ấn tượng, trong khi phần mái của nhà thờ có kiến trúc gần giống nhà Rông Tây Nguyên, thì khu vực phía sau lại là những dãy phòng có thiết kế hiện đại. Nhà thờ có tổng diện tích là 12ha, bao gồm tòa nhà thánh đường nằm ở phía trước, phía sau là hai dãy tu viện và một khu vườn thơ mộng, thanh bình. Là một nơi tham quan lý tưởng cho những người đam mê kiến trúc và du lịch.


02. Nhà thờ Đức Bà Saigon
Đây cũng là nhà thờ Công giáo có quy mô lớn và đặc sắc, một những công trình kiến trúc thu hút nhiều khách tham quan nhất tại thành phố Hồ Chí Minh. Trong quá trình xây dựng, toàn bộ vật liệu xây dựng từ xi măng, sắt thép đến ốc vít đều mang từ Pháp sang. Mặt ngoài của nhà thờ Đức Bà xây bằng loại gạch đặt làm tại Marseille để trần, không tô trát, (đến nay vẫn còn màu sắc hồng tươi), không bám bụi rêu.

2a
Nhà thờ Đức Bà -

Móng của thánh đường được thiết kế đặc biệt, chịu được tải trọng gấp 10 lần toàn bộ kiến trúc ngôi nhà thờ nằm bên trên. Đặc biệt là nhà thờ không có vòng rào hoặc bờ tường bao quanh như các nhà thờ quanh vùng Sài Gòn - Gia Định lúc ấy và bây giờ. Nhà thờ Đức Bà có rất nhiều điểm thú vị và tinh tế trong kiến trúc về tường, cửa kính, chuông, tượng Đức Mẹ... Mọi đường nét, gờ chỉ, hoa văn đều tuân thủ theo thức Roman và Gôtich, tôn nghiêm và trang nhã.


2b
Nhà thờ Đức Bà lung linh về đêm

03. Nhà thờ gỗ Kon Tum
Nhà thờ gỗ Kon Tum là một công trình kiến trúc độc đáo, đậm chất của dân tộc Ba Na Tây Nguyên. Gần một trăm năm tuổi, ngôi nhà thờ cổ kính vẫn vững chãi. Đứng trước cổng, khách không khỏi ngạc nhiên với vẻ đẹp dung dị mà sang trọng của nhà thờ. Nhà thờ được xây dựng trên cao nguyên đất đỏ, nhưng kiến trúc Roman phương Tây trở nên hài hòa với phương Đông bởi hoa văn trang trí, điêu khắc trên gỗ mang dáng dấp của văn hóa bản địa.
Hiện diện trên mọi chi tiết kiến trúc của nhà thờ gỗ Kon Tum là màu gỗ nâu đen. Với tháp chuông cao vút, mái nhọn, khung cửa hình vòm và hàng cột to tròn, ngôi giáo đường mang đặc trưng kiến trúc Roman.

3a
Nhà thờ với vẻ đẹp dung dị mà sang trọng
3b
Khung cảnh bên trong nhà thờ vô cùng ấm cũng và thiêng liêng

04. Nhà thờ đá Sa Pa
Nhà thờ Đá Sa Pa được xây dựng từ năm 1895 là dấu ấn kiến trúc cổ toàn vẹn nhất của người Pháp còn sót lại tại Sa Pa, Lào Cai theo kiến trúc Gothic La Mã. Nhà thờ Sa Pa tọa lạc trên một vị trí đắc địa với phía sau là núi Hàm Rồng che chắn, phía trước là khu đất rộng, bằng phẳng, nơi diễn ra những lễ hội đầy màu sắc của phố núi. Nhà thờ ở vị trí trung tâm của thị trấn Sa Pa, đứng ở bốn phía đều có thể quan sát được di tích.
Hình dạng và kiến trúc của Nhà thờ được xây theo hình thập giá theo kiến trúc Gotic La Mã. Kiến trúc đó thể hiện ở mái nhà, tháp chuông, vòm cuốn… đều là hình chóp tạo cho công trình nét bay bổng thanh thoát. Với tổng diện tích của khuôn viên nhà thờ hơn 6.000 m2, nhà thờ Sa Pa có đủ chỗ cho việc bố trí các khu bao gồm: khu nhà thờ, dẫy nhà xứ, nhà ở của thầy tu, nhà chăn nuôi, nhà thiên thần, phần sân phía trước, hàng rào, khu Vườn Thánh. Nhà thờ đã được tôn tạo và bảo tồn, trở thành một hình ảnh không thể thiếu khi nhắc đến thị trấn Sa Pa mù sương.

4a
Nhà thờ được xây theo hình thập giá theo kiến trúc Gotic La Mã
4b
Nhà thơ đá Sa Pa buổi tối đẹp lộng lẫy

05. Nhà thờ lớn Hà Nội
Nhà thờ lớn Hà Nội có tên chính thức là NT Saint Joseph, xây dựng trong những năm 1884–1886, chủ yếu là gạch đất nung, tường trát bằng giấy bổi, khánh thành vào lễ Giáng sinh năm 1887, Nhà thờ lớn Hà Nội (Chánh tòa) được thiết kế theo phong cách kiến trúc Gothique, dài 64,5m, rộng 20,5m với hai tháp chuông cao 31,5m; trung tâm quảng trường phía trước Nhà thờ có đài Đức Mẹ bằng kim loại; khu cung thánh trang trí theo nghệ thuật dân gian, chạm trổ, sơn son thiếp vàng rất độc đáo.
Nhà thờ lớn Hà Nội mang đặc trưng rõ nét nhất của kiến trúc Gothic đó là tường được xây cao, mái vòm và có nhiều cửa sổ. Nhà thờ lớn nay đã trở thành một phần không thể tách rời của Hà Nội. Nơi đây đã trở thành địa chỉ quen thuộc không chỉ của những con chiên ngoan đạo mà còn của mọi tầng lớp dân cư Hà thành.

5a
Nhà thờ lớn Hà Nội mang đặc trưng rõ nét nhất của kiến trúc Goth

06. Nhà thờ con gà Đà Nẵng
Nhà thờ con gà Đà Nẵng còn có tên gọi khác là Nhà thờ chính tòa Đà Nẵng hay Nhà thờ Thánh Tâm Chúa Giêsu. Trong các hành trình du lịch Đà Nẵng, không hẳn chương trình nào cũng có ghé thăm Nhà Thờ Con Gà Đà Nẵng, nhưng hầu như mọi du khách đều dành thời gian để đến tham quan công trình kiến trúc này.
Được xây dựng vào năm 1923, Nhà thờ Con Gà là nhà thờ duy nhất được xây dựng tại Đà Nẵng vào thời Pháp thuộc. Mang nét kiến trúc Gothique đặc trưng của các nhà thờ Công giáo phương Tây, Nhà thờ Con Gà có vẻ đẹp cổ kính và trầm mặc trong khoảng không gian nhộn nhịp của thành phố Đà Nẵng. Trên nóc nhà thờ, ở cột thu lôi có tượng con gà làm bằng hợp kim để xác định hướng gió.


6a
Nhà thờ con gà Đà Nẵng với vẻ đẹp cổ kính và trầm mặc

Ngoài ra, nhà thờ còn có các vòng cửa hình quả trám, cửa nhà thờ được lắp khung kính có mô tả lại các sự kiện tiêu biểu trong Kinh Thánh. Phía bên trong nhà thờ nội thất đơn giản nhưng lại tạo sự trang nghiêm với cấu trúc mái vòm cao lồng lộng, trên hàng cột được trạm trổ những nét hoa văn giản dị nhưng tinh tế. Phía sau nhà thời, có một hang đá Đức Mẹ được xây dựng theo mẫu hang đá Lourdes ở Pháp trông rất bình yên và thiêng liêng.


6b
Khu vườn thánh với hàng cây xanh mát bao quanh

07. Nhà thờ Phủ Cam (Huế)
Nhà thờ chánh tòa Phủ Cam tọa lạc trên đồi Phước Quả, thuộc địa phận phường Phước Vĩnh, thành phố Huế. Đây là một trong những giáo đường to lớn, nổi tiếng và lâu đời nhất tại Huế, thánh đường được xây theo lối kiến trúc hiện đại.
Nhìn từ xa, ấn tượng đầu tiên về ngôi thánh đường tráng lệ nguy nga kiểu truyền thống cổ điển có hình thánh giá La tinh này, là một khối đá hoa cương đồ sộ, được khai thác từ Phú Lộc – Thừa Thiên Huế. Tiền đường của Phủ Cam trông giống như hàm con rồng đang há miệng. Mặt bằng xây dựng nhà thờ mang dạng thánh giá, đầu hướng về phía Nam đuôi hướng Bắc. Đặc biệt mặt tiền nhà thờ có một hệ thống cửa chính và phụ được thiết kế theo kiểu kiến trúc “Ngọ Môn” ở Hoàng thành Huế với 5 cửa: 3 cửa thẳng – 2 cửa quanh, hai bên có 10 cửa phụ cho người ra vào.


7a
Nhà thờ Phủ Cam với ngôi thánh nguy nga, tráng lệ 

08. Nhà thờ chánh tòa Nha Trang (Khánh Hòa)
Tọa lạc trên một ngọn đồi nhỏ cạnh Ngã Sáu, trung tâm TP. Nha Trang, Nhà thờ Chánh Tòa (Nhà thờ Núi) là địa điểm thu hút rất nhiều du khách. Từ xa nhìn lại, nơi đây giống như một lâu đài cổ đại La Mã. Đứng chắc trên một đầu non, với bộ áo xám tro, công trình xây dựng này vẫn vững chãi, hiên ngang trước mưa nắng, gió sương.
Đối với bà con giáo dân ở TP. Nha Trang, Nhà thờ Núi có một vị trí vô cùng quan trọng, họ đến đây để cầu nguyện chúa ban hồng ân. Bên cạnh đó, nhiều cặp uyên ương cũng chọn nơi đây để tổ chức đám cưới, chứng nhận cho sự thăng hoa, kết trái của tình yêu . Đây còn là địa chỉ yêu thích của khách du lịch khi đến Nha Trang - Khánh Hòa.


8a
Nhà thờ chánh tòa Nha Trang giống như một lâu đài cổ đại La Mã
8b
Thánh đường trang trọng và thiêng liêng rất thích hợp để làm lễ cưới 

09. Nhà thờ tin lành Đà Nẵng
Nhà thờ tọa lạc tại số 190, Ông Ích Khiêm, Đà Nẵng, được xây dựng năm 1931, là một trong những nhà thờ lớn nhất của đạo Tin Lành ở thành phố Đà Nẵng và cũng nơi hội thánh tự trị đầu tiên của Hội Thánh Tin Lành Việt Nam, kể cả ở Đông Dương ra đời.
Nhà thờ Tin Lành tại Đà Nẵng do các mục sư người Mỹ R.A.Fabbray, Paul M. Hoaster, G.Loyd Huglers thiết kế và xây dựng vào năm 1913, được làm bằng gỗ và lợp bằng lá. Ban đầu, thuộc viên của hội thánh này chỉ có 20 người thuộc hoàng tộc Công Tôn Nữ Thị Hầu và Công Tôn Nữ Tú Oanh (cháu nội Vua Minh Mạng). Năm 1920, Hội thánh bắt đầu mở lớp dạy Kinh thánh tại đây. Sau trận bão lụt tàn phá thành phố, mãi đến năm 1922, Hội thánh mới được xây dựng lại bằng vật liệu kiên cố và đến năm 2000, được trùng tu lại theo kiểu kiến trúc hiện đại.
Hiện nay, nhà thờ bao gồm một tầng trệt và một tầng lầu, tường phía trước được xây dựng vươn cao và bên trên là cây thánh giá biểu tượng cho đạo. Kiến trúc nhà thờ hiện đại, đơn giản. Bên trong có những hàng ghế dành cho các tín đồ dự lễ, không có tượng ảnh và ở khu vực cung thánh có một cây thánh giá biểu tượng Chúa Giêsu chịu nạn. Vào những dịp giáng sinh, nhà thờ thường trang trí đẹp mắt với những dãy đèn điện lấp lánh. Vì vậy đây cũng là một trong những điểm đến lý tưởng cho các bạn trẻ khi muốn tận hưởng một mùa giáng sinh ấm áp và an lành.


9
Vào những dịp giáng sinh, nhà thờ thường trang trí 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khám phá vẻ đẹp của các loài chim trong thiên nhiên

 Khám phá vẻ đẹp của các loài chim trong thiên nhiên 1. Chim Thiên Đường Chim thiên đường  sống ở New Guinea và các đảo lân cận, chúng nổi t...